Top 10 thông tin bạn nên biết về cầu Vàm Cống An Giang
Cầu Vàm Cống An Giang là móc xích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, sau 5 năm nỗ lực xây dựng đến 19/05/2019 đã được khánh thành. Dự án cầu Vàm Cống hoàn thành đã mở ra bước ngoặt mới về phát triển kinh tế – xã hội ở các tỉnh ở ĐBSCL. Mở ra cơ hội việc làm mới, thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Gánh trọng trách rất lớn đối với người dân vùng Chín Rồng, vậy bạn đã biết những thông tin gì về Cầu Vàm Cống chưa? Dưới đây là top 10 thông tin bạn nên biết về cầu Vàm Cống An Giang.
1 – Vị trí địa lý của cầu Vàm Cống An Giang
Cầu Vàm Cống thuộc quốc lộ 80 – phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Cầu Vàm Cống nối liền với Cầu Cao Lãnh tạo thông mạch 2 tỉnh An Giang – Đồng Tháp và các tỉnh lân cận trong khu vực.
2 – Lịch sử hình thành
Được khởi công ngày 10/09/2013, hơn 5 năm xây dựng với nhiều sự cố kỹ thuật nên chậm tiến độ hơn so với dự án đề ra. Đúng vào ngày 19/05/2019 cầu Vàm Cống An Giang chính thức được khánh thành, mở ra nụ cười trên khuôn mặt của người dân An Giang và các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
3 – Nút thắt đặc biệt
Cầu Vàm Cống An Giang đóng vai trò là nút thắt đặc biệt giao thông ở ĐBSCL mà không chiếc cầu nào thay thế được. Cầu Vàm Cống nối tiếp với cầu Cao Lãnh, rút ngắn được 20km tương đương gần 2 giờ đồng hồ di chuyển. Bởi muốn qua An Giang thì phải chạy dọc theo quốc lộ 1A hoặc đi bằng phà buộc người dân nơi đây phải chờ đợi đến lượt, chưa kể ngày lễ, Tết thì mất cả ngày, ngày nay có cầu Vàm Cống đã giải quyết được thực trạng trên.
Thông thường để đi qua cầu Vàm Cống từ Sài Gòn thì sẽ đi theo đường lộ 22, qua cầu vượt Củ Chi về tỉnh lộ 8, bạn rẽ vào nhánh đường N2 qua tỉnh Long An, Đồng Tháp, đi hết cầu Cao Lãnh, lúc đó bạn đã bến cầu Vàm Cống, qua hết đoạn cầu bạn đã đến với An Giang.
4 – Quy mô cầu Vàm Cống An Giang
Một dự án lớn của vùng Đông Nam Bộ, cầu Vàm Cống An Giang được các kỹ sư cầu đường thiết kế kỹ càng và quy mô nhất. Với 4 làn xe ô tô và 2 làn xe máy (mỗi chiều gồm 3 làn), cầu dài 2.97km, đường dẫn 2km và vượt sông 970m. Kinh phí xây dựng 271 triệu USD với vốn đối ứng của Chính phủ nước ta và nguồn vay vốn ưu đãi của Hàn Quốc.
5 – Kết nối với các địa phương
Được thông xe vào ngày 19/5/2021 mở ra sự kết nối giữa của tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang vùng miền Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cầu Vàm Cống (bắc qua sông Hậu) cùng với quốc lộ 1A giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, di chuyển thuận tiện cho người dân.
6 – Nằm trong dự án lớn sông Mê Kông
Sau 5 năm thi công, dự án cầu Vàm Cống An Giang cùng với cầu Cao Lãnh (hoàn thành trước đó) đã đưa vào sử dụng. Cầu Vàm Cống là dự án thành phần 3 thuộc dự án mang tên kết nối khu vực sông Mê Kông từ 2016 – 2021. Với phương châm thông xe thay thế cho bến phà trước đó, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế – xã hội ở vựa lúa hàng đầu của cả nước.
7 – Thu hút vốn đầu tư – thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
Từ khi cầu Vàm Cống được khởi công tạo có tín hiệu đáng mừng cho vùng ĐBSCL. Cụ thể, năm 2017 đã thu hút nhiều dự án lớn nhỏ với vốn đăng ký 14.500 tỷ đồng, đến nay đã có hơn 1000 doanh nghiệp được thành lập. Cầu Vàm Cống An Giang được thông suốt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các tỉnh lân cận Đồng Tháp, Kiên Giang. Đặc biệt là Cần Thơ, trung tâm kinh tế chính vùng Tây Đô, đang được nhiều nhà đầu tư tìm đến.
8 – Phát triển ngành nghề mũi nhọn
Sống quanh lưu vực sông Hậu, nhờ vào Cầu Vàm Cống chính quyền địa phương tập trung phát triển 2 ngành kinh tế mũi nhọn nông nghiệp và du lịch. An Giang đang tập trung xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao nhằm tăng cường chế biến nông sản để tăng sản lượng xuất khẩu. Chính quyền địa phương gắn nông nghiệp với phát triển du dịch để nâng cao chất lượng đời sống người dân.
9 – Giải quyết vấn đề việc làm
Cầu Vàm Cống được khánh thành, tổng cục Đường bộ Việt Nam đã giải quyết được vấn đề việc làm cho cán bộ, người lao động ở bến phá trước kia. Cụ thể, người nào tiếp tục làm việc sẽ được giới thiệu việc phù hợp, người nào không tiếp tục sẽ được giải quyết thôi việc và chi trả theo quy định của Bộ lao động – xã hội Việt Nam. Kèm theo nhiều doanh nghiệp trở lại An Giang, nhiều người dân có cơ hội được làm việc tại các khu công nghiệp, xí nghiệp trong khu vực.
10 – Lưu thông xuyên suốt
Lòng dân được mãn nguyện khi Đảng và nhà nước khởi công xây dựng cầu Vàm Cống, trước khi nỗi lo ở đây là phải di chuyển bằng phà. Băn khoăn mỗi mùa nước lên chảy xiết gặp người dân gặp bất tiện để qua bờ bên kia để đi lại, vận chuyển hàng hóa, nhất là người già, ốm đau đi lại cho nhanh.
Trên đây là top 10 thông tin bạn nên biết về cầu Vàm Cống An Giang. Cùng mình khám phá thêm về An Giang để bổ sung nhiều thông tin hữu ích nhé.