Top review về làng Chăm An Giang dành cho những bạn thích khám phá các nền văn hóa
Những ai đam mê khám mê văn hóa và điểm du lịch ở An Giang thì chắc chắn không thể bỏ qua Làng Chăm nổi tiếng. Mỗi năm, nơi đây thu hút về hàng triệu du khách phương xa bởi vẻ đẹp độc đáo, cuốn hút rất riêng của nó. Cùng khám phá top kinh nghiệm du lịch Làng Chăm An Giang qua bài viết này nhé!
Thông tin chung về Làng Chăm An Giang
Làng Chăm nằm tại huyện Châu Phú, Châu Thành, Tân Châu, nhưng cũng có làng nằm tại hai thành phố Châu Đốc và Long Xuyên. Làn Chăm là điểm du lịch rất gần với Châu Đốc, chỉ cách Châu Đốc một con sông khoảng 5km nếu đi đường bộ và cách khoảng hơn 3km nếu đi đường thủy.
Có tới 11 làng Chăm ở An Giang với khoảng 3500 hộ dân sinh sống. Làng Chăm nằm bên bờ Châu Giang đã đi vào trong thơ ca không ít(bên bờ sông Hậu Giang và sông Khánh Bình). Những nét văn hóa đặc sắc, cuộc sống đậm tín ngưỡng hồi giáo là điều du khách rất yêu thích khám phá tại đây.
Đến nay, nơi đây vẫn còn lưu giữ những phong tục truyền thống độc đáo của miền sông nước.
Cách di chuyển đến Làng Chăm An Giang
Để di chuyển tới điểm du lịch Làng Chăm An Giang, du khách có thể đi theo 2 hướng:
- Di chuyển đường bộ bằng ô tô, xe máy tới bến phà Châu Giang, cách Châu Đốc chỉ khoảng 3km. Sau đó du khách sẽ di chuyển qua khu vực Châu Phong, Tân Châu bằng phà. Sau khi đi qua phà, du khách chỉ cần di chuyển hơn 1km là đã đến điểm du lịch Làng Chăm, An Giang.
- Di chuyển đường thủy bằng qua ngã ba Châu Đốc bằng tàu thuyền hoặc di chuyển từ bến đò Châu Giang tại phía bên kia Châu Đốc. Giá tàu thuyền ở đây cũng không quá cao, tùy thuộc vào những điểm đến cũng như số người đi.
Có gì vui và thú vị ở Làng Chăm
Thánh đường Mubarak
Đến với Làng Chăm, An Giang, bạn nhất định không thể không đến thánh đường Mubarak. Đây là địa điểm mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi. Nét nổi bật nhất ở đây phải kể đến kiến trúc tháp tròn, cổng chính hình vòng cung rất ấn tượng. Phần nóc của tháp khá lớn, hình bầu dục với hai tầng trông rất độc đáo. Chân tháp được thiết kế theo dạng hình trăng lưỡi liềm, ngôi sao biểu tượng cho đạo Hồi.
Kỳ nghỉ lễ của người Chăm
Có 3 ngày nghỉ lễ lớn tại Làng Chăm, An Giang. Nếu có cơ hội, bạn nên đến đây vào các thời điểm này để khám phá văn hóa đặc sắc của đồng bào người Chăm nhé.
- Lễ Roja ngày 10/12 theo Hồi lịch.
- Lễ Ramadan hay còn gọi là lễ ăn chay ngày 12/3 theo Hồi lịch.
- Lễ sinh nhật của Giáo chủ Mohamed ngày 12/3 theo Hồi lịch.
Khám phá nhà sàn, nghề dệt thổ cẩm
Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời từ hàng trăm năm nay tại Làng Chăm. Vải dệt rất đặc biệt, mang đậm phong cách văn hóa rất riêng của người Chăm. Vải được dệt thủ công với những món hàng thổ cẩm ấn tượng. Ngoài ra, bạn có thể khám phá nghề làm trang sức truyền thống vô cùng độc đáo tại đây.
Bên cạnh đó, những ngôi nhà sàn độc lạ theo phong tục người Chăm An Giang cũng là một trong những yếu tố thu hút đông đảo khách du lịch. Nhà sàn ở nơi đây không giống với nhà sàn của các dân tộc thiểu số nơi vùng cao. Thiết kế của nó thường rất cao và sử dụng 100% gỗ quý nguyên chất để thi công như cà chất, căm xe, thậm chí sử dụng cả loại gỗ giáng hương vô cùng đắt đỏ. Không gian nhà rộng rãi và thoáng mát, được trang hoàng tinh tế.
Những đặc sản hấp dẫn tại Làng Chăm An Giang
- Cơm nị độc đáo: cơm nị là món nấu từ gạo, nhưng cho thêm sữa và ăn kèm cùng nho khô tùy theo nhu cầu của mọi người.
- Cà púa nghe tuy lạ nhưng là món ăn nấu từ thịt bò theo kiểu truyền thống của người Chăm. Ngoài ra còn có thêm nước cốt dừa, cà ri, gừng, rượu, đậu phộng và hành.
- Bánh tằm vô cùng nổi tiếng ở miền Tây
- Xôi sắn thơm ngon và lạ miệng
- Chuối hấp vừa lạ vừa quen.
Mức giá các món ăn vật tại đây vô cùng rẻ, chỉ khoảng 3.000 đồng – 5.000 đồng.
Mua gì ở Làng Chăm An Giang về làm quà
- Đồ dệt thổ cẩm thủ công truyền thống
- Các đồ trang sức thủ công tinh xảo
- Đồ thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm mang đậm dấu ấn văn hóa
- Các món ăn đặc trưng nổi tiếng nhưng cần bảo quản cẩn thận để tránh bị hỏng
Lưu ý gì khi du lịch làng Chăm An Giang
- Tránh nói những từ ngữ hoặc hành động soi mói, không thiện cảm, động chạm đến văn hóa của người Chăm
- Cần có sự cho phép của đơn vị quản lý mới được vào thánh đường vì đây là nơi vô cùng tôn nghiêm, quan trọng của người Chăm
- Tránh tiếp xúc và đứng quá gần những người phụ nữ chưa chồng
- Hàng hóa ở đây rất rẻ nên tránh việc mặc cả nhiều quá, đều gây ảnh hưởng đến hoạt động của cả hai bên
- Khi đến thăm quan nhà ở của người dân Làng Chăm, cần phải tuân thủ tục lệ, quy định của gia chủ
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch làng Chăm An Giang, hy vọng bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích qua bài viết này. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ, an toàn và đáng nhớ!