Khám phá Núi Sập An Giang và 9 ngọn núi khác nơi đây
Khi đến với An Giang, bạn sẽ cảm nhận rõ vẻ đẹp miền Tây Nam Bộ đầy mộc mạc, đơn sơ. Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây đầy thơ mộng. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều ngọn núi cao đầy hùng vĩ. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau khám phá núi Sập An Giang và 9 ngọn núi khác nơi đây.
1 – Núi Sập An Giang
Tên gọi khác của núi Sập An Giang chính là Thoại Sơn. Đây là ngọn núi lớn nhất thuộc cụm núi gồm núi Nhỏ, núi Cậu, núi Sập, núi Bà. Độ cao khi co cùng mặt nước biển của ngọn núi này khoảng 85m, chu vi 3.800m. Núi Sập ngày xưa có hình dáng như một con thỏ đang nằm cạnh đồng lúa bạt ngàn.
Qua thời gian và quá trình khai thác quá mức đá dưới chân núi khiến nhiều người nghĩ chúng sẽ đổ như cái tên. Chính quyền địa phương nơi đây kịp nhận ra. Do đó, đã đưa ra các phương án giải quyết tránh nguy cơ ngọn núi bị mất. Họ đưa ra ý tưởng để biến núi Sập An Giang thành khu du lịch. Các khu hố sâu mà người dân địa phương đã khai thác đá được dẫn nước vào đầy hố, biến thành khu hồ xanh biếc
Không chỉ dừng lại ở đó, chính quyền còn xây thêm nhiều công trình, hạng mục khác để phục vụ du khách tham gia. Nổi bật nhất đó là đền thờ Thoại Ngọc Hầu và KDL hồ Ông Thoại. Những điều này đã giúp KDL Núi Sập thu hút nhiều du khách ngoài và trong tỉnh lui tới chiêm ngưỡng, tham quan.
2 – Núi Sam
Ngọn núi này có nhiều điều kỳ thú như tên gọi của chúng. Núi Sam cao khoảng 284m, được biết đến với tên gọi Học Lãnh Sơn hoặc Vĩnh Tế Sơn. Diện tích bao phủ khoảng 280ha cùng cây xanh mát rợp. Trông từ xa ngọn núi giống con Sam nằm trên cánh đồng rộng mênh mông.
Hiện tại, nơi đây đã hình thành thêm KDL Núi Sam cảnh quan hữu tình. Địa điểm này còn thu hút bởi nhiều di tích văn hóa, kiến trúc khắc sâu vào đồng bằng Nam Bộ nói riêng, người dân An Giang nói chung.
3 – Núi Tượng (Liên Hoa Sơn)
Ngọn núi Liên Hoa Sơn tọa lạc ở tt Ba Chúc, Tri Tôn. Trong những núi thuộc dãy Thất Sơn thì núi Tượng thấp nhỏ với chu vi 3.825 m và chỉ cao 145 m. Trông từ xa, núi giống với hình con voi nên được đặt tên núi Tượng. Đây còn là nơi lưu lại các chứng tích trong cuộc thảm sát gây ra bởi chế độ Pôn Pốt diệt chủng.
4 – Núi Cô Tô
Ngọn núi này khá đặc biệt ở An Giang. Núi Cô Tô rộng 3.700 m, dài 5.800 m và cao 614 m. Do địa chất cấu tạo đặc biệt và nằm ở vùng bán sơn địa nên nhiều nơi phía trong núi như hệ thống hang động dạng ngầm. Chúng giống tổ ong lớn rất vững chắc và kiên cố. Chính vì vậy, khu núi Cô Tô có khá nhiều điểm đáng để tham quan.
5 – Núi Dài lớn (Ngọa Long Sơn)
Núi Dài lớn có dạng núi dốc, hình thành từ thời kỳ tạo sơn khá mãnh liệt. Do đó, núi có độ cao cũng như độ dốc lớn quá 25 độ. Đa phần là đá cứng và nhiều pha tạp. Ngọa Long Sơn hiện còn có thêm nhiều loại gỗ khá quý như lăng ổi, quế, gõ mật, dầu, căm xe, bời lời… cùng một vài loại thú rừng và chim.
6 – Núi Tà Pạ
Tuy độ cao chỉ khoảng 45m nhưng núi Tà Pạ lại sở hữu non xanh nước biếc vì gần đó có hồ Tà Pạ trong xanh rất đẹp. Khi lên trên đỉnh núi, bạn sẽ quan sát thấy hồ sâu 7m cùng làn nước trong xanh ngọc bích. Hồ như dấu vết sót lại của việc khai thác đá. Núi Tà Pạ chỉ vô tình được tạo nhưng lại thành cảnh quan thu hút, hấp dẫn nhiều du khách tìm đến.
7 – Núi Ông Cấm (Thiên Cấm Sơn)
Chu vi núi Ông Cấm khoảng 28.600 m và độ cao 705 m. Đỉnh Bồ Hong thuộc núi Cấm là đỉnh cao nhất trong Thất Sơn. Đồng thời, đây cũng được xem như ngọn núi của vùng ĐBSCL cao nhất. Dáng vẻ của núi Ông Cấm hùng vĩ, phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tươi. Chính vì điều này nên hàng năm có không ít du khách lui tới để chiêm ngưỡng, cúng viếng bức tượng khổng lồ Phật Di Lặc.
8 – Núi Ông Két (Anh Vũ Sơn)
Tính từ chân núi, núi Ông Két cao khoảng 100m. Bên vách phía Tây ở gần trên đỉnh có tảng đá nằm nhô ra khổng lồ. Theo nhiều người mường tượng, trông giống hình dạng đầu con chim két. Đường lên đỉnh núi dài khoảng 600m, xây bậc thang bao quanh hành lang an toàn. Cung đường di chuyển lên núi có nhiều địa điểm đáng tham quan đó là Giếng Tiên, điện Phật Thầy, Sân Tiên, điện Chư Thần, điện Phật Mẫu…
9 – Núi Nước (Thủy Đài Sơn)
Chiều cao của ngọn núi này khoảng 54m, nằm giữa cánh đồng lúa rộng bát ngát. Mùa lũ dâng cao thì xung quanh núi Nước như biển mênh mông. Tuy là ngọn núi nhỏ, ít điểm tham quan nhưng vẫn thu hút khách du lịch. Bởi phía chân núi có chùa Linh Bửu xây dựng thế kỷ 19.
10 – Núi Ba Thê
Núi Ba Thê có chu vi khoảng 4.220m và độ cao 221m. Ngọn núi nằm sừng sững giống như gã khổng lồ ở cánh đồng lúa đầy rộng lớn. Đường di chuyển lên ngọn núi này khoảng 2km, dễ đi. Hai bên đường là các cây cổ thụ to cao tỏa bóng mát và cỏ cây bụi rậm. Núi Ba Thê tươi mát, trùng điệp với rặng cây xanh. Đây cũng là nơi mà chim rừng, cu xanh, khỉ, cu đất, le le… sinh sống.
Tại An Giang không chỉ nổi bật bởi núi Sập, kèm theo đó còn nhiều ngọn núi khác. Đối với những người yêu thích khám phá thiên nhiên tươi đẹp, chinh phục các đỉnh núi hùng vĩ chắc chắn nên ghé An Giang một lần. Đặc biệt đừng quên khám phá ngọn núi Sập An Giang.