Top 10 kinh nghiệm khi đến khu du lịch núi Sập
Đặt chân tới tỉnh An Giang, du khách có thể cảm nhận rõ được vẻ đẹp của một miền Tây Nam Bộ mộc mạc, đơn sơ với những cảnh sắc thiên nhiên trữ tình. Trong số đó, không thể không kể đến khu du lịch Núi Sập. Nơi có những ngọn núi hùng vỹ hay những ngôi đình thờ đầy linh thiêng. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết về Top 10 kinh nghiệm khi đến khu du lịch núi Sập để sẵn sàng có một chuyến đi đầy vui vẻ, thú vịở điểm tham quan này nhé!
1 – Nên đi núi Sập vào mùa nào?
Cũng giống như các tỉnh miền Tây Nam Bộ, An Giang cũng có hai mùa mưa và mùa khô. Chính vì vậy, thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch tại núi Sập nói riêng cũng như các địa danh miền Tây nói chung là vào mùa khô, từ cuối tháng 11 đến tháng 4. Vì vào thời gian này, thời tiết hầu như không có mưa, khô ráo, mát mẻ, rất thuận lời để du khách có cho mình trải nghiệm trọn vẹn nhất trong chuyến đi của mình.
2 – Khu du lịch núi Sập nằm ở đâu?
Nếu nói đến Tây Ninh, người ta nghĩ ngay đến núi Bà Đen thì nói đến An Giang, không ai là không nhắc tới địa danh núi Sập cả. Nơi đây được biết đến là một địa danh du lịch sinh thái nổi tiếng bậc nhất An Giang, nằm tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn. Du khách đến đây không chỉ chiêm ngưỡng cảnh săc thiên nhiên mà còn được khám phá những công trình mang đậm giá trị văn hóa – lịch sử của vùng đất An Giang.
3 – Đường đi tới Núi Sập
Núi Sập cách thành phố Long Xuyên tầm 24km về hướng Đông Bắc và Châu Đốc gần 75 km. Vì vậy, du khách có thể di chuyển tới nui sSập bằng hai tuyến đường sau:
- Từ thành phố Châu Đốc: đi dọc theo đường Hoàng Diệu và qua kênh Hoà Bình để đến đường tránh Châu Đốc- quốc lộ 91 tại huyện Châu Phú. Tiếp theo, bạn đi thẳng theo QL91 đến đường Trường Sa tại thị trấn An Châu. Cuối cùng theo đường Liên xã Vĩnh Trạch, huyện Định Thành và ĐT943 để đến đường Nguyễn Văn Trỗi tại thị trấn Núi Sập.
- Từ thành phố Long Xuyên: Du khách đi về phía Tây Nam đến Hà Hoàng Hổ- ĐT943 về đường Bùi Văn Danh. Chú ý đến Trung Tâm Mắt Kính Sài Gòn Á Âu thì rẽ phía tay trái đi vào đường Trần Hưng Đạo. Tiếp tục đi men theo đường này tầm 160km thì rẽ tay phải tại quán Vi tính Lệ Trinh đi vào Nguyễn Văn Trỗi, bạn sẽ đến khu du lịch Núi Sập.
4 – Tổng quan về quần thể khu du lịch Núi Sập
Núi Sập từ lâu được người dân địa phương đặt với cái tên Thoại Sơn. Nơi đây cũng là ngọn núi to lớn nhất trong cụm núi gồm: núi Sập, núi Bà, núi Nhỏ, và núi Cậu. Núi Sập cao 85m so với mặt nước biển và có chu vi khoảng 3,800m. Trước đây, nhìn từ xa, núi rất đồ sộ và có hình dáng trông như một chú thỏ nằm sừng sững với xung quanh là những đồng lúa bạt ngàn. Nhưng thời gian trôi qua cùng với sự khai thác đá quá mức tại dưới chân núi khiến nhiều người nghĩ nó sẽ sắp đổ. Cũng chính vì vậy, cái tên núi Sập được ra đời một cách tự nhiên, theo cách mà người dân nơi đây đặt cho nó.
5 – Khám phá hồ Ông Thoại
Sẽ rất bất ngờ nếu bạn biết về lịch sử hình thành của hồ Ông Thoại. Thật ra nó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi việc khai thác đá quá mức dưới chân núi đã tạo những hố sâu rộng, từ đó lại trở thành một địa điểm tham quan nổi tiếng bằng cách dẫn nước sạch vào lòng hồ tạo thành nguồn nước xanh biếc. rộng tới 9ha. Trong đó chia thành 3 hồ khác nhau, hồ lớn và đẹp nhất chính là hồ Ông Thoại nhằm tưởng nhớ công lao khai phá ra mảnh đất An Giang này. Phía trong lòng hồ còn có hình ảnh những cây cầu sắt đỏ như Vọng Nguyệt, Mai An Tiêm,…và trên các đảo nhỏ tại hồ là những cổ vật mang đậm nền văn hóa Óc Eo duy nhất và vô cùng đặc sắc chỉ có ở An Giang.
6 – Cảnh đẹp trên hồ Ông Thoại
Tới đây, du khách có thể thấy giữa lòng hồ vẫn có những khối đá to nhỏ khác nhau, nhô lên mặt nước. Dù nước bên ngoài khô hạn, hồ vẫn giữ được màu nước xanh ngắt, trong lành quanh năm và hầu như không bao giờ cạn. Vì vậy bạn có thể trải nghiệm các hoạt động thú vị như đạp vịt, chèo xuồng len sâu vào các ngóc ngách hang động, đi xuyên qua những đường hầm, hang đá trong lòng núi nên còn có thể chèo từ hồ này sang hồ khác. Khung cảnh lòng hồ trong xanh với sự kết hợp hài hòa giữa “sơn” và “thủy” tạo nên bức tranh thiên nhiên hữu tình.
7 – Tượng Thoại Ngọc Hầu
Bức tượng Thoại Ngọc Hầu nằm ở triền núi Sập, cao hơn 10m, được xây dựng từ thế kỉ trước, vào năm 1822 đời vua Minh Mạng thứ 3. Tượng được dựng đầy trang trọng hiên ngang, quay lưng lại với Núi và tay chỉ về hướng kênh Thoại Hà. Đây cũng chính là nơi lưu giữ bản dịch bia cổ Thoại Sơn theo chữ quốc ngữ để tưởng nhớ công lao làm nên công trình kênh Thoại Hà năm 1818.Vào 1990, bia Thoại Sơn tự hào được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hàng năm vào 3 ngày 10- 11- 12 tháng 3 âm lịch, nhân dân An Giang tổ chức lễ hội Kỳ Yên đền thờ Thoại Ngọc Hầu vô cùng long trọng và hoành tráng.
8 – Chùa Một Cột
Đến với núi Sập, bạn còn được tận hưởng không khí yên bình tại chùa Một Cột cũng như chiêm ngưỡng bức thư pháp với kỷ lục có chữ “tâm” nhiều nhất Việt Nam với 108 vần lục bát độc đáo ngay tại ngôi nhà lục giác phía cổng núi. Chùa Một Cột mang trong mình vẻ đẹp thâm trầm, đầy cổ kính. Đến với khu du lịch núi Sập, du khách đừng bỏ lỡ qua những cảnh đẹp cũng như công trình độc đáo này nhé!
9 – Cảnh đẹp lên núi Sập
Ngày nay, đường lên núi được xây dựng và mở rộng để du khách dễ dàng tham quan các địa điểm thú vị khác như Pháo Đài, Hang Dơi, Cây Da cũng như các công trình tâm linh khác như chùa Linh Sơn tự, tượng Phật Di Lặc cao 8m và tịnh xá Pháp Hoa, Trong đó không thể bỏ qua Duyên Phước tự – ngôi chùa có vị trí cao nhất và đẹp nhất trên đỉnh núi Sập.
10 – Đồi mộng mơ
Đã đến với núi Sập rồi thì bạn cũng đừng quên check-in tại một vị trí cực hot đó là đồi mộng mơ. Nơi đây là đoạn có khúc cua lên núi huyền thoại với hình ảnh hoa phượng đỏ rực một khung trời vào đầu hè. Địa hình núi ở đây khá bằng phẳng, không quá dốc cao hay nguy hiểm gì. Hãy tới đây vào mùa xuân, khi khung cảnh thiên nhiên vô cùng xanh tươi, yên bình tựa như một thảo nguyên giữa Tây Nam Bộ.
Trước khi những cơn mưa mùa hè dai dẳng kéo đến, du khách hãy nhanh chân đến với khu du lịch núi Sập để cảm nhận và khám phá những văn hóa mang đậm giá trị lịch sử và tâm linh hay một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trữ tình đậm chất miền Tây này nhé!